Cùng tìm hiểu về sự hào phóng "tinh tế" và tính nhân văn trong cách buôn bán của các vùng miền nhé!

Khi mua hàng ở Thái Lan, chợ Lớn Sài Gòn hay miền Tây Nam Bộ, bạn thường nhận được nhiều hơn so với số lượng đã mua để bù vào phần hao hụt. Ngược lại, có nơi bán thiếu nhưng giải thích rằng để phòng hàng hóa nở ra và không làm hỏng bao bì. Những chiêu thức này thể hiện sự tinh tế và nhân văn trong cách bán hàng của mỗi vùng miền.
tctd-cung-tim-hieu-ve-su-hao-phong-tinh-te-va-tinh-nhan-van-trong-cach-buon-ban-cua-cac-vung-mien-nhe-1720370839.jpg
Ảnh minh họa

Bạn qua bên Thailand mua 1kg gạo tám Thái thì khi về cân lại sẽ là 1,05kg, hỏi người bán là tại sao lại như vậy thì họ trả lời rằng sợ để lâu gạo hao đi thì số dư đó sẽ bù vào phần hao hụt đó.

Bạn ra chợ Lớn Saigon mua bong bóng của người Hoa Chợ Lớn thì mua 10 cũng đếm được 11 hoặc 12, hỏi thương lái thì được trả lời rằng biết đâu trong số 10 cái bong bóng ấy có cái bị xịt và cái số dư kia được bù vào đó.

Bạn về miền Tây Nam Bộ mua 10 cây mía hoặc 10 trái dừa Xiêm Bến Tre thì đếm được 12 nên miền Tây gọi là chục 12 chứ không phải chục 10 tròn trỉnh.

Chục 12 của người miền Tây có thể không rẻ nhưng được cái khi đếm thấy 12 hoặc 14 như cau thì bạn thấy dễ chịu hơn.

Còn không biết ở cái xứ nào nữa khi bạn mua 1kg đường và về đặt lên bàn cân thì đủ... 0,9 kg.

Và các bạn lại đem so sánh với người Thailand, người Hoa chợ Lớn hay người miền Tây Nam Bộ.

Nhưng thực ra các bạn không biết đâu.. người ta cố tình bớt đi 0,1kg nhằm mục đích để lâu thì các hạt đường sẽ nở ra và không làm nứt bao bì...!!

Coi vậy chứ nhân văn phết đấy..!!