👉 Không chỉ vì mặt bằng đắt đỏ. Đằng sau đó là cả một hệ sinh thái F&B sân bay khép kín, nơi cạnh tranh gần như bằng 0.

🏢 “Đại gia” chiếm trọn mặt bằng sân bay
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) quản lý 22/23 sân bay dân dụng, nắm luôn thị phần cho thuê mặt bằng thương mại.
-
Giá thuê đắt đỏ: đến 240 triệu đồng/tháng cho một nhà hàng 100m² tại ga quốc tế.
-
Ngoài phí thuê, các doanh nghiệp còn phải chia 15–20% doanh thu cho ACV.
💣 Và điều đáng nói hơn: nhiều hợp đồng không qua đấu thầu công khai, được chỉ định thầu từ tận 2010–2015.
🔒 Hệ sinh thái “quen mặt”: Lợi nhuận khủng, khó chen chân
Các “ông lớn” đang kiểm soát sân bay đều có liên quan tới ACV hoặc hãng hàng không:
-
Sasco (sân bay Tân Sơn Nhất): ACV nắm 49%, IPPG hơn 45%.
-
Nasco (Nội Bài): thuộc Vietnam Airlines.
-
Taseco Airs, Autogrill VFS F&B: đều thuộc hệ sinh thái quen.
💰 Riêng mảng nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp này có biên lợi nhuận gộp hơn 70% – tức cứ bán 100k, lãi hơn 70k!
🚧 Có đấu thầu rồi nhưng “cửa” vẫn hẹp
Gần đây, ACV có tổ chức đấu thầu công khai một số gói lớn ở Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Long Thành… nhưng:
“Tiêu chí kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm vẫn là rào cản khiến doanh nghiệp mới khó chen chân” – chuyên gia đánh giá.
🧠 Sân bay không chỉ là nơi trung chuyển, mà là “trung tâm tiêu dùng đặc biệt”
Một số chuyên gia cho rằng ACV cần:
-
Chuyển tư duy: từ cho thuê mặt bằng sang phát triển hệ sinh thái thương mại.
-
Học hỏi mô hình Changi (Singapore), Incheon (Hàn Quốc): có đủ phân khúc từ bình dân đến cao cấp.
-
Tạo sân chơi mở: thu hút cả startup và doanh nghiệp nội, giảm độc quyền, tăng lựa chọn cho khách.
Nguồn: Znews.vn