Giá vé máy bay ở Việt Nam “chưa đủ cao”?!

CEO Bamboo: “Mang máy bay sang châu Âu lời hơn nhiều, nhưng vẫn chọn phục vụ trong nước dù đang ‘đốt tiền’ mỗi ngày!”

✈️ Giá vé cao nhưng chưa... đủ?

Dù cao điểm hè, vé máy bay “nóng rực”, nhiều người bức xúc vì giá vé nội địa đắt đỏ, CEO Bamboo Airways – ông Lương Hoài Nam – cho rằng:
👉 "Giá vé Việt Nam chưa bao giờ quá cao. Thậm chí còn chưa đủ cao để bù chi phí vận hành."

  • Giá nhiên liệu tăng gấp đôi so với trước COVID-19

  • Chuỗi cung ứng và nhân lực hàng không bị đứt gãy

  • Nhu cầu đi lại bùng nổ nhưng số lượng máy bay lại hạn chế

“Châu Âu đang thiếu máy bay mùa hè, nhiều hãng quốc tế muốn thuê lại đội bay của Bamboo với giá cực cao. Nếu cho thuê, lợi nhuận cao hơn nhiều so với bay ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi vẫn chọn phục vụ thị trường nội địa,” ông Nam nói.

tctdvn-gia-ve-may-bay-o-viet-nam-chua-du-cao-1752308107.jpg
 

💸 Ngành hàng không: Bề ngoài hào nhoáng – bên trong “đốt tiền”

Ông Nam tiết lộ:

  • Biên lợi nhuận ngành chỉ khoảng 2-7% – thua cả lãi suất ngân hàng

  • Các hãng bay vẫn đang “đốt tiền” từng ngày để cầm cự

  • Bamboo cũng đang chịu lỗ, chỉ cố gắng duy trì hoạt động

👉 “Nhìn giá vé cao, ai cũng nghĩ hãng bay lời to, nhưng thực tế thì đang gồng mình chống đỡ.”


🛑 Giá trần – Rào cản lớn nhất?

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực còn duy trì giá trần vé máy bay.
Ông Nam cảnh báo:

“Càng nhiều máy bay, càng lỗ. Nếu giữ giá trần thì cuộc chơi hàng không là cuộc chơi ‘đốt tiền’.”


🚫 Khó cho hãng hàng không tư nhân mới gia nhập

TS Nguyễn Sĩ Dũng:

“Hiện muốn xin giấy phép mở hãng hàng không gần như là bất khả thi.”

  • Luật còn nhiều rào cản: vốn điều lệ quá cao, giới hạn máy bay, giới hạn sở hữu nước ngoài

  • Sau năm 2016, các hãng mới phải làm 2 loại giấy phép thay vì 1

  • Giới hạn nhà đầu tư nước ngoài dưới 35% khiến họ không có quyền phủ quyết, không mặn mà góp vốn

Thực tế, sau 30 năm mở cửa, gần như không còn nhà đầu tư nước ngoài nào bám trụ lâu dài ở hàng không Việt Nam.