Highlands vs Phúc Long: Cuộc chiến cà phê triệu đô

Một bên bành trướng thần tốc qua nhượng quyền, một bên siết chất lượng để tối ưu từng điểm bán. Cuộc đối đầu giữa Highlands Coffee và Phúc Long đang là case study “kinh điển” của ngành F&B Việt Nam.
tctdvn-highlands-vs-phuc-long-cuoc-chien-ca-phe-trieu-do-1753168964.jfif
 

🚀 Highlands Coffee: Phủ sóng nhanh, nhắm đến IPO

  • Là chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam với hơn 850 cửa hàng, Highlands chọn chiến lược tăng trưởng quy mô thông qua nhượng quyền thương mại.

  • Được hậu thuẫn bởi Jollibee (Philippines), Highlands từng có kế hoạch IPO từ 2019 nhưng “lỡ nhịp”.

  • Gần đây, kế hoạch IPO được “khởi động lại” với sự kiện khai trương nhà máy rang xay 500 tỷ đồng – bước đệm để trở thành thương hiệu cà phê Việt xuất khẩu.

  • EBITDA năm 2024 đạt hơn 1.046 tỷ đồng, một con số ấn tượng cho mô hình tăng trưởng nhanh.


💼 Phúc Long: Đầu tư chiều sâu, “dọn đường” ra thế giới

  • Dưới “trướng” Masan (sở hữu 85% cổ phần), Phúc Long không mở ồ ạt, mà tập trung vào flagship stores với biên lợi nhuận cao.

  • Từng “vấp ngã” với mô hình ki-ốt trong WinMart (đóng 955 điểm, mất 42 tỷ), Phúc Long mạnh tay tái cấu trúc, giữ lại chỉ 55 ki-ốt.

  • Kết quả? Biên lãi gộp nhảy vọt từ 35% (2019) lên 64,4% (Q2/2023) – top trong hệ sinh thái Masan.

  • EBITDA cửa hàng flagship trên 35%, cao ngang các chuỗi F&B toàn cầu.

  • Dù chưa vội nhượng quyền trong nước, Phúc Long đã có mặt tại California (Mỹ) với kế hoạch mở rộng quốc tế.


📊 Hai triết lý – một bài học chiến lược

  • Highlands chọn tốc độ – phủ sóng trước, tính toán thoái vốn/IPO sau.

  • Phúc Long chọn bền vững – kiểm soát chất lượng và biên lợi nhuận, xây nền móng chắc trước khi bung.

  • Cả hai đều đang “ăn nên làm ra” dù đi hai đường khác nhau. Điểm chung là... không ai giảm giá!


💥 Thị trường F&B Việt: Đất diễn còn rộng

Với tỷ lệ thâm nhập mới chỉ 15-20%, thị trường cà phê & trà sữa Việt vẫn còn rất nhiều đất diễn. Cuộc đua chưa ngã ngũ, nhưng Highlands và Phúc Long đang vẽ ra hai con đường rõ ràng:

  • Tăng trưởng quy mô để IPO – hay tối ưu điểm bán để định vị toàn cầu?

  • Chọn tăng nhanh hay lãi đậm?

  • Chọn thoái vốn hay tạo hệ sinh thái bền vững?