
📉 Vì sao “ế”?
✅ Lãi suất không hấp dẫn:
-
Người dân vay mua nhà: 7,5%/năm trong 5 năm đầu
-
Chủ đầu tư: 8%/năm trong 3 năm đầu
➡️ Theo nhiều chuyên gia, mức này chỉ thấp hơn lãi suất thương mại khoảng 1,5–2%, không tạo được khác biệt.
✅ Thủ tục rườm rà, tiêu chuẩn khắt khe:
-
Điều kiện vay, xét duyệt hồ sơ và chứng minh tài chính bị đánh giá là khó tiếp cận.
-
Một số người dân phản ánh: lãi cao + giấy tờ lằng nhằng = bỏ cuộc.
✅ Không có nhà để vay!
-
Nguồn cung nhà ở xã hội khan hiếm, khiến nhiều người đủ điều kiện vay nhưng… không có nhà để mua.
-
Chủ đầu tư thì không mặn mà vì bị khống chế lợi nhuận, điều kiện vay lại khắt khe.
💸 Trong khi đó, nhiều ngân hàng “chơi lớn” hơn:
-
Agribank:
👉 Lãi suất 5,5%/năm cố định 3 năm đầu
👉 Miễn trả gốc tới 60 tháng đầu tiên
👉 Áp dụng cho người dưới 35 tuổi là công chức, viên chức, lao động. -
BIDV:
👉 Lãi 5,5%/năm cố định 3 năm,
👉 Không phải trả gốc trong 5 năm,
👉 Thời hạn vay lên đến 40 năm, tối đa 5 tỷ đồng/khách.
➡️ Người dân so sánh: lãi thấp hơn, thời gian vay dài hơn, thủ tục dễ hơn, vậy chọn gói nào đã rõ!
🧠 Chuyên gia nói gì?
TS. Nguyễn Minh Phong:
“Gói vay 120.000 tỷ đồng không đủ hấp dẫn. Lãi suất cao, thả nổi và thủ tục phức tạp – người dân vay xong lại lo gồng trả nợ.”
Ông Đỗ Viết Chiến – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam:
“Nguồn cung nhà ở xã hội hạn chế, doanh nghiệp không đủ điều kiện vay, người dân không tiếp cận được.”
📢 Kiến nghị từ doanh nghiệp:
-
Tăng mức lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội từ 10% → 15% nếu tự phát triển quỹ đất.
-
Khôi phục gói vay 110.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ 4,8–5%/năm, thời gian vay 25 năm, giống gói 30.000 tỷ đồng từng rất thành công.