1. Tăng trưởng GDP
Quý 2, tăng trưởng GDP đạt mức cao là 6.93%, cao nhất trong 13 năm trở lại đầy (trừ giai đoạn đặc biệt năm 2022 là 7.99%). Tăng trưởng GDP bình quân 6 tháng đạt 6.42%, con số vượt mọi kỳ vọng và ước tính của các tổ chức kinh tế, tài chính lớn như IMF hay WB (5.5-6.0% cho cả năm)
2. Sản xuất CN tăng mạnh trong quý 2
Quý 2 năm 2024, sản xuất CN tăng rất mạnh, tới 8.55%, cho thấy một sự tiến triển kinh tế hừng hực, bất chấp sự thờ ơ và cố chấp của chúng ta rằng, nền kinh tế còn yếu ớt. Đó là sự cố chấp thuần túy. Mức tăng của SXCN được hỗ trợ bởi 2 yếu tố chính là tiêu dùng và xuất khẩu, cũng như dòng vốn đầu tư FDI
3. Các kỷ lục mới:
3.1: Xuất khẩu kỷ lục:
Đến bây giờ chúng ta sẽ không bàn cãi về sự tăng trưởng của XK. nữa, bản thân mình đã nói về XK cả một quá trình dài từ những tháng 06.2023 rằng XK sẽ hồi phục và tăng mạnh và vượt qua cả các đỉnh cao như 2022. Rằng XK qua Mỹ sẽ tăng cực mạnh khi hiệp định Đối tác Chiến Lược Toàn Diện với Mỹ đi vào thực tế. Giờ đây, đến tháng 6.2024, XK trong tháng tăng 10.2% so với cùng kỳ và đẩy XK của nửa năm 2024 lên chạm mức kỷ lục 190 tỷ USD, cao vượt đỉnh cũ của năm 2022 là 185 tỷ USD. Đầy là một kỷ lục không thể bàn cãi nữa dù sự cố chấp của chúng ta vẫn cho rằng, nền kinh tế thế giới yếu và xuất khẩu còn yếu!
3.2: Kỷ lục về FDI
Trong 06 tháng đầu năm 2024, tổng mức FDI đã giải ngân vào Việt Nam đạt 10.84 tỷ, tăng 8.2% và tạo nên một kỷ lục mới trong lịch sử. Cũng như bài chia sẽ tháng trước, mình đã nhận định rằng, FDI mới thể hiện sự tin tưởng của NĐTNN vào Việt Nam chứ không phải dòng vốn đầu tư ngắn hạn của chứng khoán (ra vào liên tục). Do đó, một điều chúng ta hoàn toàn an tâm đó là FDI vẫn sẽ rất mạnh mẽ trong 5-10 năm tiếp theo. Việc ký hiệp định với Mỹ sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư mạnh hơn nữa vào Việt Nam.
3.3 Thặng dư ngân sách lần đầu trong lịch sử
Trong 06 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách đạt hơn 1.02 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, trong khi đó tổng chi ngân sách đạt hơn 803k tỷ đồng. Như vậy, thặng dư ngân sách đạt hơn 217k tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có thặng dư ngân sách. Thâm hụt ngân sách dường như trở thành căn bệnh kinh niên của Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Nhưng việc có thặng dư ngân sách lần này thật sự mang rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là tạo điều kiện cho Việt Nam thúc đẩy các dự án công lớn, các dự án đầu tư hạ tầng mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ý nghĩa thứ hai là hạ thấp tỷ lệ nợ công, giúp tăng cao khả năng an toàn tài chính của quốc gia.
3.4 Du lịch:
Khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm đạt con số 8.8tr, tăng 58.4% và chính thức vượt mức kỷ lục của năm 2019 là 4.1%. Đây là một kỷ lục nữa trong lịch sử của Việt Nam. Nhờ điều này mà nguồn thu ngoại tệ của VN sẽ được củng cố và duy trì trong môi trường lãi suất USD đang ở rất cao. Áp lực sẽ giảm bớt khi FED hạ lãi suất dần dần.
4. Tiêu dùng:
Tăng trưởng mạnh hơn 9.1% trong 6 tháng đầu năm thể hiện sự phục hồi lớn giúp cho GDP cả nước tăng cao. Môi trường lãi suất thấp và những lo lắng về triển vọng xấu đã được xua tan, giúp người dân bắt đầu mở hầu bao của mình và chi tiêu nhiều hơn.
5. Lạm phát:
Lạm phát tiếp tục tăng dưới áp lực của tỷ giá và tình hình toàn cầu như Biển Đỏ hay giá dầu. Áp lực này thật sự không hề nhỏ, nếu chúng ta không quan tâm đúng mức thì sẽ tạo ra rủi ro tiềm ẩn về sau này có thể tới mức phải đảo chiều chính sách tiền tệ. Do đó, cần hết sức quan tâm và kiểm soát lạm phát.
Tổng kết:
Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ là động lực chủ yếu cho nền kinh tế bất chấp những cố chấp của chứng thủ. Nhưng TTCK luôn vận hành không theo bản chất cơ bản của nền kte. Bởi nếu nó cứ lên và xuống theo nền ktr thì cơ hội đâu mà mua rẻ, bán đắt nữa!
Hãy xem và enjoy nhé. Chúc cả nhà đầu tuần đầy năng lượng.
------------------------------------
Theo FB: Vicente Nguyen (Quân sư cá mập)