Tổn thất quá lớn, doanh nghiệp "ngấm đòn"
- Bảo hiểm hàng không (VNI): Lỗ hơn 20 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, riêng quý III âm 39 tỷ. Lãnh đạo giải thích, tất cả là do Yagi "đánh úp".
- BSH: 9 tháng đầu năm tiếp tục chìm trong sắc đỏ với khoản lỗ 18 tỷ đồng.
- ABIC: Lợi nhuận sau thuế giảm gần 40%, chỉ còn hơn 130 tỷ đồng.
- MIC: Dù vẫn có lãi gần 31 tỷ, nhưng đã giảm 42% so với cùng kỳ.
- Bảo Minh: Lợi nhuận sụt hơn 50%, còn 51 tỷ đồng.
Điểm sáng vẫn le lói
- PVI: Chịu tổn thất nặng nhưng vẫn lãi 561 tỷ đồng, vượt kế hoạch 9 tháng.
- PJICO: Lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm tăng gần 23%, đạt 158 tỷ đồng.
- Bảo hiểm Bảo Việt: Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 40,1%, cán mốc 250 tỷ đồng.
Chi phí bồi thường kỷ lục
Tính đến cuối tháng 10/2024, các doanh nghiệp đã tạm ứng 430 tỷ đồng bồi thường, nhưng con số thiệt hại toàn ngành có thể lên đến 13.000 tỷ đồng. Và điều này chắc chắn sẽ "bào mòn" lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian tới.
Thách thức hay cơ hội?
Chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn nhận định:
-
Thách thức:
- Quy trình giải quyết bồi thường có thể không chính xác do giấy tờ thất lạc.
- Các công ty bảo hiểm buộc phải tăng phí, dễ gặp sự phản đối từ khách hàng.
- Nhà tái bảo hiểm sẽ siết chặt các điều khoản, khiến doanh nghiệp phải giữ lại nhiều rủi ro hơn.
-
Cơ hội:
- Nâng cấp quy trình giám định, ứng dụng công nghệ, AI vào xử lý bồi thường.
- Định hướng khách hàng mua bảo hiểm toàn diện hơn, giảm thiểu rủi ro underinsurance (mua bảo hiểm dưới giá trị).
- Tăng nhận thức và nhu cầu bảo hiểm trong cộng đồng trước diễn biến thiên tai khó lường.
Thiên tai không chỉ là bài toán khó, mà còn là "đòn bẩy" để ngành bảo hiểm cải thiện mình và nâng cao ý thức của khách hàng. Cơn bão đã qua, nhưng những bài học sẽ còn mãi!
------------------
Nguồn: vietnamfinance
https://vietnamfinance.vn/bao-hiem-phi-nhan-tho-doi-mat-thien-tai-thach-thuc-cung-la-co-hoi-d118898.html