Quảng cáo DDCI

4 cơn sốt đất của Việt Nam trong vòng 30 năm qua

Đợt sốt thứ nhất giai đoạn 1993-1994

Khi luật đất đai ra đời năm 1993 thì thị trường BĐS mới được định hình rõ ràng.

Thời kỳ 1993 – 1995 là giai đoạn đầu mở cửa của nền kinh tế VN. Năm 1995 là năm đặc biệt khi đồng thời VN ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và gia nhập cộng đồng các nước Đông Nam Á (Asian).

Nền kinh tế VN đã chuyển mình từ kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này đã giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.

GDP tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%) khiến người dân có niềm tin tích cực vào tương lai. Thị trường bất động sản tăng mạnh trong thời gian này.

tctd-4-con-sot-dat-cua-viet-nam-trong-vong-30-nam-qua-1734938187.jpg
 

Đợt sốt đất thứ hai vào giai đoạn 2000- 2002

Vào những năm cuối thế kỷ 20 đầu thể kỷ 21, VN tích cực hội nhập kinh tế.

Đặc biệt vào năm 2001 VN đã ký Hiệp định thương mại Việt Mỹ giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt. GDP đạt 6,79% – 6,89% – 7,04% – 7,24% lần lượt các năm 2000, 2001, 2002. Thị trường bất động sản đã chuyển mình vào năm 2000 và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2001-2002.

Đợt sốt giá thứ ba giai đoạn 2007-2008

Sau 4 năm thị trường trầm lắng, đồng thời năm 2006 VN chính thức tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO. Thị trường bất động sản hồi phục và tăng trưởng sốt vào 2007-2008. Giá đất được thổi lên cao vượt qua khả năng mua của đa số người dân. Lạm phát năm 2008 lên đến 22%.

Đợt sốt giá thứ tư giai đoạn 2014-2018

Năm 2012 cơ quan quản lý nhà nước nỗ lực tìm chính sách để kích thích lại thị trường bất động sản. Vào năm 2013, gói tín dụng 30 nghìn tỷ hỗ trợ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ ra đời. Thêm vào đó, năm 2014 bắt đầu cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản tại VN. Thị trường bất động sản được kích thích tăng trưởng trở lại.

(Theo QUY HOẠCH TOÀN QUỐC)

https://www.facebook.com/Chudautudatnenbinhphuoc/posts/pfbid02dbm6vyrXRTE6u4nM1RRwaC1oa7Yu7Uc1NZmy9Zj5xWbGQd4h6esoG8s7DFmkiCkcl