Anh em làm nghề sau khi phân tích Đông, phân tích Tây thì rất hay gặp mấy câu hỏi của bà con.
CÂU HỎI 1: Anh phân tích hay thật, nhưng cụ thể là em phải làm gì.
CÂU HỎI 2: Anh phân tích như vậy, nhưng nếu không đúng thế thì sao?
CÂU HỎI 3: Các anh phân tích nhiều quá, đơn giản là cho em 3 chữ cái có phải là nhanh hơn không?
Để giải quyết tận gốc mấy câu hỏi này để làm sao đủ ý, mình cứ nghĩ đi nghĩ lại mấy ngày hôm nay.
Đang suy nghĩ thì có tin quá cơn bão số 2 ập tới, tuy nhiên mình thấy mỗi người lại có phản ứng vô cùng khác nhau với dự báo:
Có người thì dửng dưng, không quan tâm.
Có người thì lo cuống quít.
Có người thì vui khi nghe tin bão đến.
Vì sao ?
Đơn giản vì mỗi người có một rủi ro khác nhau khi cơn bão ập đến
Người nhà cao cửa rộng, đất không ngập lụt thì cơn bão có đến hay không chỉ là sự tắc đường
Người không chỗ nương thân thì cơn bão là cả một sự rủi ro lớn, đi đâu bây giờ ?
Người bán đồ ăn, bán áo mưa thì mừng vui vì sẽ bán được hàng.
Nếu ta coi điều kiện của từng người trước cơn bão cũng như tình trạng tài chính của mỗi nhà đầu tư, người nhà cao cửa rộng là tháp tài sản vững vàng, người không chốn nương thân như không có tài sản thậm chí vay thì ta sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi.
CÂU HỎI 1:
Anh phân tích như vậy, em phải làm gì ?
ĐÁP ÁN:
Sẽ không có câu trả lời đúng cho tất cả mọi người em ạ, vì sẽ chỉ có câu trả lời đúng cho từng người. Anh cần biết tình hình tài chính, kế hoạch tài chính, hồ sơ rủi ro, danh mục đầu tư của em thì mới tự tin tư vấn được.
Anh nào mà tự tin khuyên em mà không cần biết các thông tin đó thì chắc chắn em cũng không tự tin tìm được anh đó khi thua lỗ đâu.
Chốt lại là 3 câu hỏi tuy đơn giản, nhưng các chuyên gia sẽ không bao giờ có câu trả lời ĐÚNG CHO MỌI NGƯỜI, sẽ chỉ có câu trả lời ĐÚNG CHO TỪNG NGƯỜI nếu chúng ta đưa đủ dữ kiện về tài chính cá nhân.
---------------
Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn
https://www.facebook.com/groups/CoVanTaichinhVietnam/permalink/3729305080655609/