
- Cho thấy nền kinh tế đang ở trong một giai đoạn "tài chính hóa", nơi khu vực tài chính có vai trò và sức ảnh hưởng lớn.
- Dòng vốn chảy vào các kênh đầu cơ thay vì sản xuất: Khi ngân hàng chiếm vị thế chi phối nền kinh tế và điều phối dòng vốn, họ có xu hướng ưu tiên cho vay vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận nhanh, tài sản thế chấp lớn như bất động sản, chứng khoán hoặc cho vay tiêu dùng lãi suất cao. Kéo theo khu vực sản xuất bị "khát vốn". Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) – xương sống của nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm và đổi mới – lại rất khó tiếp cận vốn vay vì bị coi là rủi ro hơn và lợi nhuận cho ngân hàng không hấp dẫn bằng.
- Biên lãi ròng ở mức cao: Sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động lớn. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp và người dân đang phải trả một chi phí vốn đắt đỏ, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.
- "Chảy máu chất xám" vào ngành tài chính: Ngành ngân hàng với mức lương và thưởng hấp dẫn sẽ thu hút những nhân tài giỏi, lấy đi nguồn nhân lực chất lượng cao của các ngành sản xuất, công nghệ, R&D vốn cần thiết cho sự phát triển dài hạn.
Khác với Singapore - Trung Tâm Tài Chính - Phục vụ cho các tập đoàn đa quốc gia, các quỹ đầu tư toàn cầu... Ngành tài chính của họ không "hút máu" nền kinh tế trong nước. Thay vào đó, nó mang nguồn lực từ bên ngoài vào để làm giàu cho quốc gia. Đây là mô hình đối lập hoàn toàn với một hệ thống ngân hàng chỉ tập trung nhiều cho vay bất động sản và tiêu dùng trong nước.
Cre: Ngô Nhật Hưng - quan điểm cá nhân khi vô tình thấy lại bảng thống kê