Chuyện hệ sinh thái Geleximco và ABBank: “Bơm vốn” cỡ nào mà doanh nghiệp vẫn thua lỗ?
Cùng thuộc “nhà” Geleximco, không có gì lạ khi ABBank ưu tiên “rót tiền” cho loạt công ty được cho là có liên quan đến đại gia Vũ Văn Tiền. Nhưng câu hỏi đặt ra: Vốn đã bơm, sao tình hình tài chính của nhiều đơn vị lại trồi sụt, thậm chí lỗ nặng?
Hệ sinh thái nào cũng cần một ngân hàng “chống lưng”, và Geleximco chọn ABBank làm “người bạn đồng hành”. Nhìn qua cổ đông ABBank, không khó để thấy dấu ấn gia tộc ông Tiền: anh em, người thân, công ty liên quan đang nắm giữ hơn 40% vốn.
Không chỉ sở hữu vốn, mối liên kết còn rõ rệt hơn khi ABBank trở thành “cứu cánh” tài chính cho các công ty thuộc hệ sinh thái Geleximco. Từ Vạn Hương Investoco - chủ đầu tư dự án “khủng” Đồi Rồng, Glexhomes - đơn vị bất động sản gắn bó chặt với Geleximco, cho đến Nhiệt điện Thăng Long hay các công ty khác, tất cả đều nhận “vốn đẩy” từ ABBank.
💸 Nhưng chuyện đáng nói:
- Vạn Hương Investoco lỗ liên tục 4 năm, riêng 6 tháng đầu 2024 âm 34,4 tỷ đồng.
- Nhiệt điện Thăng Long lỗ nặng: năm 2023 âm 528 tỷ, nửa đầu 2024 thêm 458 tỷ.
- Glexhomes cũng không khá hơn, năm 2023 âm 33 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả gấp 11 lần vốn chủ sở hữu!
Chưa kể, loạt công ty này còn sử dụng đòn bẩy tài chính “ngợp thở”. Vạn Hương đang gánh hơn 24.000 tỷ đồng nợ, trong đó có 4.060 tỷ trái phiếu, chiếm 89% tổng tài sản.
🤔 Vậy tại sao ABBank vẫn không ngại “bơm vốn”? Phải chăng hệ sinh thái Geleximco và ABBank không đơn thuần là “đối tác”, mà là “chung một mái nhà”?
Kết quả kinh doanh của Geleximco cũng chẳng khá khẩm: năm 2023 lãi 74 tỷ đồng, quá nhỏ so với thời hoàng kim 2021 (lãi 488 tỷ đồng). Trong khi đó, những khoản vay chồng chất tại các doanh nghiệp liên quan khiến dư luận đặt dấu hỏi lớn về cách vận hành và mối quan hệ tài chính giữa ABBank và “đế chế” Geleximco.
https://viettimes.vn/rui-ro-tu-moi-quan-he-than-huu-geleximco-ngan-hang-an-binh-post179926.html