Grab và Xanh SM “nuốt trọn” thị trường gọi xe, chiếm tới 87% thị phần

Theo khảo sát mới nhất từ Rakuten Insight (Nhật Bản), Grab và Xanh SM đang thống lĩnh thị trường gọi xe Việt Nam với 87% người dùng lựa chọn hai ứng dụng này.
  • Grab dẫn đầu với 55% thị phần nhờ “luôn có xe” và ứng dụng dễ dùng.

  • Xanh SM bứt phá ở vị trí thứ 2 (32%), nổi bật nhờ xe điện sạch – mới – êm.

  • Be xếp sau với 9%, chơi lớn bằng loạt chương trình giảm giá sâu, giá “mềm” nhất thị trường.

Trong khi đó, các ông lớn truyền thống như Mai Linh, Vinasun... chỉ còn lại 1-2%, gần như biến mất trong cuộc đua công nghệ.

tctdvn-grab-va-xanh-sm-nuot-tron-thi-truong-goi-xe-chiem-toi-87-thi-phan-1748101297.jpg
 

Miếng bánh tỷ đô ngày càng nóng!

  • Thị trường gọi xe và giao đồ ăn Việt Nam ước đạt 4 tỷ USD năm 2024, và có thể gấp đôi lên 9 tỷ USD vào 2030.

  • Riêng mảng chở người: từ 1,05 tỷ USD năm nay lên đến 2,56 tỷ USD vào 2030, tăng trưởng ấn tượng 19,5%/năm!

Người Việt ngày càng quen gọi xe công nghệ:
👉 77% người dùng đặt ít nhất 3 chuyến/tháng.
👉 Mỗi chuyến ô tô tại TP HCM, Hà Nội tốn 250.000 đồng, xe máy khoảng 105.000 đồng.

Cuộc đua "song mã" Grab - Xanh SM nóng hơn bao giờ hết

🔹 Xanh SM: Tận dụng làn sóng xanh hóa giao thông, đang chiếm thế thượng phong về xe điện, nắm gần 40% thị phần mảng taxi. TP HCM cũng đang chuẩn bị chuyển 400.000 xe máy công nghệ sang xe điện, càng có lợi cho Xanh SM.

🔹 Grab: Đánh mạnh vào công nghệ, tung loạt tính năng AI: đặt xe cho con an toàn, combo đồ ăn 1 người, đặt trước xe, trợ lý AI cho tài xế... để tăng trải nghiệm và giữ chân đối tác.

🔹 Be: Trung thành với chiến lược "siêu ứng dụng", tích hợp đủ thứ từ đặt xe, mua sắm đến giúp việc. Hơn 10 triệu người dùng, tăng trưởng GMV 60%, 70% người dùng dùng từ 2 dịch vụ trở lên.

Các nền tảng khác có cơ sống?

  • Tada (không thu chiết khấu tài xế) vẫn trụ tại TP HCM nhờ giá rẻ.

  • Lalamove (HK) vừa “nhảy” vào thị trường chở người sau 8 năm làm giao hàng.