Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (1.541km): vốn đầu tư dự kiến 67 tỷ USD
Tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng: quy mô hơn 8 tỷ USD
Và chưa dừng lại! Việt Nam dự kiến triển khai thêm 25 tuyến đường sắt mới, kéo dài hơn 6.300km đến năm 2050
Riêng Hà Nội và TP.HCM cũng đặt mục tiêu phát triển gần 1.100km đường sắt đô thị từ nay đến năm 2045
Bộ Xây dựng đánh giá: doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể đảm đương 90-95% khối lượng xây dựng. Những hạng mục còn lại chỉ cần chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài.
⏱ Fecon đã âm thầm chuẩn bị từ năm 2014, cử kỹ sư đi học hỏi nước ngoài và từng làm nhà thầu phụ cho tuyến metro số 3 Hà Nội.
🧱 Hòa Phát, THACO, Đèo Cả, REE, GELEX… đều đã sẵn sàng “vào sân”, với ưu thế về thi công hạ tầng, chuỗi cung ứng, và thiết bị cơ khí nặng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết: "Không cần phải làm chủ mọi thứ như Trung Quốc hay Nhật Bản. Quan trọng là doanh nghiệp Việt biết mình đủ năng lực ở đâu, và đề xuất cơ chế phù hợp để bứt phá."
Không chỉ là xây dựng đường ray, các “ông lớn” còn tham vọng phát triển đường sắt thông minh, tích hợp công nghệ 4.0, tự động hóa, phục vụ không chỉ vận tải mà còn kết nối hạ tầng, logistics, khu công nghiệp…
Dự án đường sắt lần này không chỉ là “nâng cấp hạ tầng”, mà còn là chìa khóa chiến lược giúp Việt Nam bứt tốc trong nhiều thập kỷ tới. Và cuộc chơi lần này, doanh nghiệp Việt không chỉ đứng ngoài xem, mà sẽ là những người cầm trịch!
Link nội dung: https://tctd.vn/cuoc-dua-100-ty-usd-da-bat-dau-hoa-phat-thaco-fecon-deo-ca-san-sang-chen-chan-vao-san-choi-duong-sat-viet-a3619.html