🌴 Anara Bình Tiên – tham vọng siêu dự án 190ha tại Ninh Thuận
Tổng đầu tư hơn 2.579 tỷ đồng
Kỳ vọng trở thành cú hích du lịch – kinh tế cho Ninh Thuận
Nhưng... dự án từng chậm đến 55 tháng, phải xin giãn tiến độ từ 2012
🏦 Plot twist:
Tháng 3/2024, chủ đầu tư Bình Tiên thế chấp tại Sacombank khối tài sản trị giá 23.346 tỷ đồng
Tháng 4/2024, thế chấp tiếp 565,3 tỷ đồng từ phần đất thuê trả tiền hàng năm
📌 Tổng hai lần: hơn 23.900 tỷ đồng tài sản được định giá!
📈 Trong khi đó, Sacombank từng có dư nợ BĐS “siêu thấp”: chỉ 4,16% tổng dư nợ năm 2023. Nhưng đến năm 2024, tăng vọt hơn 16.000 tỷ đồng. Phải chăng đã đến lúc “nhà băng khó tính” đổi khẩu vị?
👀 Điều ít biết của chủ dự án Anara Bình Tiên
Công ty Bình Tiên (thành lập từ năm 2005) có cơ cấu cổ đông sáng lập gồm: Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) góp 60 tỷ đồng, sở hữu 10% vốn; CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Mefrimex góp 120 tỷ đồng, sở hữu 20% vốn; ông Dương Văn Nguyên góp 258 tỷ đồng, sở hữu 43% vốn và ông Nguyễn Nam Linh góp 162 tỷ đồng, sở hữu 27% vốn. Trong đó, ông Dương Văn Nguyên (SN 1947) đảm nhiệm cương vị Tổng Giám đốc kiêm người đại diện cho Bình Tiên.
Đáng chú ý, Mefrimex được biết đến thuộc sở hữu của gia đình doanh nhân Dương Văn Nguyên (SN 1947) – cổ đông sở hữu 43% vốn Bình Tiên.
Dấu hiệu đổi chủ của Bình Tiên thể hiện rõ nét vào tháng 4/2019, khi ông Dương Văn Nguyên nhường lại vị trí CEO Bình Tiên cho ông Vũ Đức Toàn (SN 1982). Ông Toàn từng nhiều năm là cấp dưới của doanh nhân Lê Quang Thanh, cựu Giám đốc Ngân hàng BIDV Quang Trung - một trong những chi nhánh lớn nhất trong hệ thống BIDV.
Đến tháng 6/2019, ông Trần Đức Xuyên (SN 1969) – nhân sự chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Trungnam Group, nắm các vai trò Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật. Chỉ 4 tháng sau, ông Nguyễn Tâm Thịnh – Chủ tịch HĐQT Trungnam Group, trở thành Chủ tịch HĐQT Bình Tiên.
Hiện tại, các vị trí Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật Bình Tiên là ông Hồ Văn Tha (SN 1976) – một mắt xích quan trọng thuộc nhóm Trungnam Group.
Trước khi bén duyên với MBBank và giờ đây là Sacombank, BIDV chính là nhà tài trợ vốn chính yếu cho nhóm Trungnam Group. BIDV cũng là đơn vị lên ý tưởng và tài trợ vốn cho "siêu dự án" chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM mà Trungnam Group đã được chỉ định làm nhà đầu tư theo hình thức BT.
Hai bên vào năm 2007 từng góp vốn thành lập chung CTCP Kinh doanh địa ốc Đà Lạt - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV – Dalat Land), nay đổi tên thành CTCP Địa ốc Trung Nam Đà Lạt, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Trở lại với dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, tháng 5/2024, BIDV có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc bố trí vốn thanh toán dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng. Đồng thời yêu cầu nhà đầu tư trả nợ và tái triển khai dự án này. Theo BIDV, khoản vay này được tài trợ khoảng 7.095 tỷ đồng, nhưng khoản vay đã quá hạn trả nợ gốc là 6.008 tỷ đồng, tương đương 84,6% tổng dư nợ cho vay.
Được biết, dự án này khởi công từ giữa năm 2016, mặc dù đã hoàn thành 93% khối lượng công việc, công trình này liên tục bị trì hoãn do khó khăn trong thủ tục thanh toán, dẫn đến chậm tiến độ hơn 6 năm so với kế hoạch. Vừa qua, Trungnam Group kiến nghị UBND TP.HCM điều chỉnh tổng mức đầu tư cho dự án từ gần 10.000 tỷ đồng lên 14.398 tỷ đồng nhằm phù hợp với tiến độ mới, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.
🔥 Liệu Sacombank đang “liều” hay “tính nước cờ lớn” với Anara Bình Tiên? Một bước ngoặt đáng để theo dõi!